Sau khi được các bác sĩ tại khoa tư vấn kỹ lưỡng và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân đã hiểu rõ hơn về tình trạng của mình và không còn hoang mang. Chỉ sau hai tuần điều trị tích cực, các tổn thương trên da đã khô lành, bộc lộ vùng da khỏe mạnh. Kết quả này khiến bệnh nhân và gia đình vô cùng phấn khởi.
Vảy nến là 1 bệnh mãn tính tuy nhiên chỉ cần tuân thủ điều trị và có lối sống phù hợp chúng ta có thể hoàn toàn chung sống hòa bình với bệnh.
1. Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là một bệnh da mạn tính không lây, gây ra các mảng da đỏ, có vảy, thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và lưng dưới. Bệnh có thể gây ngứa, đau và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2. Nguyên nhân
Rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh, khiến da tái tạo quá nhanh.
Di truyền: Khoảng 1/3 người mắc bệnh có tiền sử gia đình bị vảy nến.
Tác nhân kích thích: Chấn thương da, nhiễm trùng, căng thẳng, thời tiết lạnh, thuốc men.
3. Dấu hiệu bệnh vảy nến
Xuất hiện mảng da đỏ hoặc tím (tùy màu da) có vảy bạc.
Da khô, nứt nẻ, có thể chảy máu.
Ngứa, rát hoặc đau.
Phát ban theo chu kỳ, bùng phát rồi thuyên giảm.
4. Các loại vảy nến phổ biến
- Vảy nến mảng bám: Loại phổ biến nhất (90%), gây mảng đỏ, có vảy trắng.
- Vảy nến thể giọt: Xuất hiện đốm nhỏ giống giọt nước, thường gặp ở trẻ em.
- Vảy nến mủ: Gây mụn nước chứa đầy mủ không nhiễm trùng.
- Vảy nến đảo ngược: Xuất hiện ở vùng nếp gấp da như bẹn, nách.
- Vảy nến móng: Ảnh hưởng đến móng tay, gây đổi màu, rỗ hoặc gãy móng.
- Viêm khớp vảy nến: 30% người bị vảy nến có nguy cơ viêm khớp.
5. Biến chứng
Bệnh có thể gây viêm khớp vảy nến, bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, trầm cảm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
6. Điều trị
Thuốc bôi: Corticosteroid, dưỡng chất vitamin D. Liệu pháp ánh sáng: Tia cực tím giúp giảm viêm.
Thuốc uống hoặc tiêm: Methotrexate, thuốc sinh học (ức chế miễn dịch).
7. Phòng ngừa và chăm sóc
Tránh căng thẳng, không uống rượu bia, hút thuốc.
Giữ ẩm da, tránh cào gãi làm tổn thương da.
Ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ dầu mỡ, tăng cường omega-3.
8. Bệnh vảy nến có chữa khỏi không?
Hiện chưa có cách chữa dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát hiệu quả với các phương pháp điều trị phù hợp.
Để được tư vấn và khám bệnh, vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Da Liễu Đồng Nai - 1490 Đường Đồng Khởi, Khu phố 3, phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai.

Hotline khoa khám bệnh: 02513898434

Thời gian khám bệnh của bệnh viện:

Từ thứ hai đến thứ sáu: Từ 7h30 đến 11h và 13h30 đến 16h.

Thứ bảy & Chủ nhật: buổi sáng từ 7h30 đến 11h30